Theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/03/2016 của Bộ Công Thương về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, từ ngày 22/03/2016, mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ được áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung
Cụ thể, mức thuế tự vệ tạm thời 23,3% được áp dụng đối với phôi thép hợp kim và không hợp kim nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS 7207.11.00, 7207.19.00, 7207.20.29, 7207.20.99 và 7224.90.00. Mức thuế tự vệ tạm thời 14,2% được áp dụng với mặt hàng thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (bao gồm thép cuộn và thép thanh được làm từ phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam) dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Biện pháp tự vệ tạm thời nêu trên được áp dụng đến hết ngày 07/10/2016; trường hợp Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực. Thông tin chi tiết về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài được quy định tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặchttp://www.qlct.gov.vn).
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/03/2016.
PHẢN HỒI KHÁCH HÀNG
Kin Ho nói: Với mức thuế tự vệ tạm thời phôi thép là 23,3% cộng với mức thuế áp dụng cho xuất khẩu quặng thép là 40% trong 5 năm liền Hòa Phát lãi từ 3.000 đến 4.000 tỷ. Năm 2015 lãi 3.500 tỷ riêng quý IV/2015 lãi 500 tỷ dường như Bộ Công Thương đang chắp cánh cho một số doanh nghiệp như Hòa Phát, thép Thái Nguyên …tạo nên sân chơi cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước. Phân tích sâu của viện nghiên cứu chính sách công của Đại Học FullBright, Bộ Công thương nên cho phép xuất khẩu quặng sắt và áp dụng mức thuế 15 % là hợp lý. Có nên chăng khi quyết định của Bộ Công Thương được áp dụng là đồng nghĩa bảo hộ cho một nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi trong khi ngành bất động sản bị giảm cạnh tranh tranh quốc gia gây ảnh hưởng đến cán cân cân bằng nền kinh tế.